Các chuyên gia nói gì về tranh cãi thực phẩm tươi tốt hơn thực phẩm đông lạnh?
Đối với rau củ đông lạnh
Theo ông Brian Young, Giám đốc điều hành Liên đoàn Thực phẩm đông lạnh của Vương quốc Anh, xét về hàm lượng dinh dưỡng, nếu để rau trong nhiệt độ phòng trong vòng 3 ngày kể từ ngày thu hoạch, 80% vitamin C sẽ bị mất (nguồn: Daily Mail). Việc làm lạnh hoặc đông lạnh sẽ không làm hỏng thực phẩm. Đó chỉ là một phương pháp hiện đại để lưu giữ các vitamin và khoáng chất.
Tủ lạnh có vai trò đóng băng độ ẩm bên trong và tạo thành các tinh thể băng, do vậy các tinh thể này giúp bảo vệ cấu trúc của thực phẩm và giữ hương vị.
Do vậy các chuyên gia khẳng định việc bảo quản trái cây, rau và các thực phẩm khác trong tủ lạnh có thể bảo quản vitamin và khoáng chất.
Thịt, cá đông lạnh
Theo nghiên cứu của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA), tất cả các thực phẩm sạch được bảo quản từ -18 độ C đến 0 độ C đều an toàn, tránh mọi loại vi khuẩn phân hủy hoặc gây bệnh.
Nên sử dụng thịt đông lạnh trong vòng 6 tháng để giữ được hương vị ngon nhất. (Nguồn: Internet)
Cũng theo các chuyên gia thịt đông lạnh vẫn chứa các chất dinh dưỡng như protein, khoáng chất, vitamin A,… Quá trình đông lạnh không làm ảnh hưởng đến chất lượng thịt. Các chất béo, thịt đỏ thường có hàm lượng nước tương đối thấp, nên các tinh thể băng được hình thành ít làm thay đổi màng tế bào, không phá hoại kết cấu và hương vị của thực phẩm.
Các chuyên gia cũng khuyên người tiêu dùng nên sử dụng thịt đông lạnh trong vòng 6 tháng, trước khi thịt không còn vị vì các tinh thể băng bám lên thực phẩm này càng nhiều. Tốt nhất, sản phẩm đông lạnh bạn nên sử dụng trong 1 tháng để giữ được hương vị thơm ngon nhất.
Đặc biệt, các loại tôm, cá và loài giáp xác khác rất thích hợp để bảo quản đông lạnh vì chúng có hàm lượng chất béo cao. Ngay sau khi đánh bắt, vớt lên khỏi nước biển hoặc sông, chúng đã bắt đầu phân hủy. Vì thế, ăn cá đông lạnh và tôm đông lạnh ngay sau khi đánh bắt là cách người tiêu dùng “hưởng thụ” nhiều chất dinh dưỡng nhất.